KHI SẮP SỬ DỤNG MA TÚY: hãy biết vài điều dưới đây

Từ thực tế dễ nhận biết:

Ma túy chính là chất độc, số lượng hay liều lượng sử dụng quyết định tác động của nó.Với liều nhỏ, ma túy là chất kích thích (làm cho bạn nhanh hơn), với liều lớn hơn ma túy tác động an thần (làm cho bạn dịu đi). Tuy nhiên với liều lớn ma túy gây độc và có thể giết chết bạn. Đây là những sự thật của bất cứ loại ma túy nào. Chỉ với một liều cần thiết đạt được hiệu quả khác nhau.

Nhưng nhiều loại ma túy có nguy cơ khác nhau: tác hại trực tiếp lên thần kinh não bộ. Ma túy có thể làm “méo mó” nhận thức về những gì đang diễn ra đối với người sử dụng. Và kết quả là hành động (hay hành vi tác phong) của người sử dụng có thể kỳ quặc, vô lý, không phù hợp, thậm chí tàn phá hủy hoại cuộc đời.

Ma túy ngăn chận tất cả cảm xúc, ham muốn của những người không mong muốn. Do đó, khi dùng ngắn hạn với mục đích giảm đau, ma túy cũng xóa khả năng cũng như sự tỉnh táo và gây rối trí về những điều người sử dụng đang nghĩ.

Các loại thuốc dùng trong y khoa nhưng gây nghiện dùng để làm cho bạn nhanh hơn hay dịu đi, hay thay đổi một trạng thái nào đó của cơ thể bạn đang hoạt động hay chúng cố gắng giúp cơ thể bạn hoạt động tốt hơn. Đôi khi những chỉ dịnh dùng các loại thuốc này là cần thiết. Tuy nhiên, chúng vẫn là ma túy vì tác động như một chất kích thích hoặc chất làm dịu và nếu dùng quá nhiều nó sẽ giết chết bạn. Do vậy, nếu bạn không sử dụng những loại thuốc này theo chỉ định của chúng, chúng sẽ gây nguy hiểm như ma túy bất hợp pháp.

Câu trả lời nghiêm chỉnh khi bạn hiểu thực tế và trước hết đừng sử dụng ma túy  khi phải giải quyết khó khăn của mình.

Tại sao độc hại mà vẫn thích sử dụng ma túy ?

Con người sử dụng ma túy bởi vì muốn thay đổi vấn đề nào đó đang xảy ra trong cuộc sống. Sau đây là một số nguyên cớ dẫn đến sử dụng ma túy:

  • Nhằm điều chỉnh dành phần thắng.
  • Nhằm trốn thoát hay thư giãn.
  • Nhằm hồi tưởng nỗi buồn chán một cách nhẹ nhàng.
  • Nhằm chứng tỏ ta đã lớn.
  • Nhằm chống đối lại những ý nghĩ “đúng – sai” trong đầu.
  • Nhằm trải nghiệm “cho bằng” bạn bè hay ai đó.

Lúc này con người nghĩ rằng sử dụng ma túy là một giải pháp, nhưng rốt cuộc lại là bị nghiện.

Có thể vấn đề là người sử dụng ma túy phải đối diện với khó khăn của họ nhưng hậu quả thì luôn luôn tồi tệ hơn là khó khăn mà họ đang cố gắng (dùng ma túy) để giải quyết. Câu trả lời là, trước hết đừng sử dụng ma túy khi phải giải quyết khó khăn của mình.

Cơ chế gây nghiện làm trầm trọng nguyên nhân nghiện:

Ma túy “gõ nhẹ” vào hệ thống thông tin và khuấy động đường chuyển vận, tiếp nhận và xử lý thông tin trong não bộ con người. Ma túy và các chất dẫn truyền thần kinh có cấu trúc hoá học gần giống nhau, nên khi dùng nó cùng chất dẫn truyền thần kinh phù hợp với nhau, nên “lừa” được các thụ thể và cho phép ma túy khoá chặn và kích hoạt tế bào thần kinh.

Ma túy tạo ra các thông điệp bất thường & chúng được chuyển vận trong não.Và khối lượng thông điệp này nhiều quá mức dẫn đến rối loạn các kênh thông tin trong não bộ.

Hầu hết các chất gây nghiện đều tác động tới “vòng cung thưởng thức” của não bộ một cách trực tiếp hay gián tiếp bởi các hoạt động của dopamine. Trong khi chúng ta biết rằng dopamine là một chất dẫn truyền thần kinh  trong các vùng não điều chỉnh hành động, cảm xúc, nhận thức, động cơ và cảm giác vui thích. Khi kích thích quá mức vòng cung thưởng thức đưa đến nhiều hành vi tự nhiên (là những hành vi tác phong không phù hợp với nhận thức xã hội hay với quy chuẩn trong đời sống), dẫn đến tìm kiếm tác dụng khoái cảm và “chỉ dẫn hay thúc đẩy” hành vi tái sử dụng ma túy (để được tự thưởng trở lại nữa)

Bất cứ lúc nào vòng tự thưởng thức được kích hoạt, não ghi nhận là đã có điều gì quan trọng đang xảy ra mà cần phải nhớ lại, cần phải thúc đẩy nhiều lần nữa mà không cần nghĩ về điều ấy. Lý do vì kích thích lạm dụng trên cùng một vòng tự thưởng thức, đây cũng là con đường chúng ta học (hay thúc đẩy) lạm dụng ma tuý. Do đó “cơn thèm” trỗi dậy và rất khó khăn ngăn cản người nghiện tìm kiếm ma túy với mọi hành vi có thể.

Vì vậy đôi lúc chúng ta thấy người lạm dụng ma túy có cảm giác bải hoải, tẻ nhạt, thất vọng và không khả năng vui thích như trước. Lúc này họ đòi dùng ma túy để cố gắng lấy lại hoạt động của dopamine trở về bình thường, nhưg cần phải dùng số lượng ma túy lớn hơn lần trước để tạo ra tác dụng dopamine cao hơn – hiểu là sự dung nạp. Ta hiểu càng nghiện lâu, càng phải dùng liều cao hay “nghiện nặng”.

Nhiều bệnh nhân trẻ đến khám cho biết không dùng “hàng trắng” heroin vì độc hại, mà chỉ dùng “cỏ Mỹ”, “hàng đá”, “shisha”,… khi tụ tập vì không biết chúng gây nghiện như heroin ( ! ? ). Thực tế, không phải vô tình hay hữu ý, nơi “tụ tập” đã tự phân nhóm người chơi “cũ”, “mới” nên quên rằng chúng đầu gây hại đến sức khỏe và tổn hại thần kinh – tâm thần sau này.

Bs Phạm Văn Trụ. Bv TT Tp HCM.